• :
  • :
Chào mừng đến với Cổng thông tin điện tử xã Hòa Xuân Nam ........... Chào mừng kỷ niệm 20 năm ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2021) và tháng hành động Quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình !
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

HƯỞNG ỨNG TUẦN LỄ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI NĂM 2024

Tích cực hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai|

Ngày 13/2/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 173/QĐ-TTg về Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai. Theo đó, hàng năm lấy tuần lễ từ ngày 15 - 22/5 là Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai.

Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2024 với chủ đề “Hành động sớm - Chủ động trước thiên tai” nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân trong công tác phòng, chống thiên tai để xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai vì sự phát triển của đất nước. 

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và biến đổi khí hậu. Để chủ động phòng, chống và giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra là vô cùng cần thiết cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở, đồng thời cũng là nhiệm vụ bền bỉ, lâu dài.

 

1. Thiên tai là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 (sửa đổi 2020), thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm:

- Bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt;

- Sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.

2. Các biện pháp cơ bản trong ứng phó thiên tai

Cụ thể tại Điều 26 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 (sửa đổi 2020), căn cứ vào loại thiên tai, cấp độ rủi ro thiên tai xảy ra, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp quyết định lựa chọn một hoặc một số biện pháp phù hợp như sau:

(1) Biện pháp cơ bản ứng phó đối với bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, nước dâng, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy được quy định như sau:

- Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp;

- Di chuyển tàu thuyền, phương tiện nuôi trồng thuỷ sản trên biển, ven biển, trên sông ra khỏi khu vực nguy hiểm; tổ chức kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền neo đậu hoặc thực hiện biện pháp khác để bảo đảm an toàn;

- Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công sở, bệnh viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng;

- Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất;

- Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng;

- Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trên sông, trên biển, khu vực và tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy và khu vực nguy hiểm khác;

- Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai;

- Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán;

- Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai;

- Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với thiên tai.

(2) Biện pháp cơ bản ứng phó đối với hạn hán và xâm nhập mặn được quy định như sau:

- Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với dự báo, cảnh báo và tình hình diễn biến hạn hán và xâm nhập mặn;

- Vận hành hợp lý hồ chứa nước, công trình cấp nước, ưu tiên cấp nước sinh hoạt; sử dụng tiết kiệm, chống thất thoát nước;

- Ưu tiên cung cấp điện và vật tư, nhiên liệu cần thiết cho các trạm bơm;

- Tổ chức quan trắc độ mặn, điều hành đóng mở cống lấy nước và ngăn mặn phù hợp với tình huống cụ thể.

(3) Biện pháp cơ bản ứng phó đối với sương muối, rét hại được quy định như sau:

- Triển khai biện pháp chống rét cho người, đặc biệt cho đối tượng dễ bị tổn thương;

- Triển khai chống rét và bảo đảm nguồn thức ăn cho gia súc;

- Triển khai biện pháp bảo vệ cây trồng phù hợp.

(4) Biện pháp cơ bản ứng phó đối với động đất, sóng thần được quy định như sau:

- Chủ động trú, tránh, bảo đảm an toàn khi xảy ra động đất;

- Chủ động sơ tán ra khỏi khu vực chịu ảnh hưởng của sóng thần;

- Tổ chức tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương;

- Bố trí nơi ở tạm, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống, nhu yếu phẩm khác cho người dân bị ảnh hưởng;

- Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai.

(5) Đối với nắng nóng, lốc, sét, mưa đá, gió mạnh trên biển, sương mù, cháy rừng do tự nhiên và các loại thiên tai khác thì căn cứ vào dự báo, cảnh báo, tính chất và diễn biến thực tế của từng loại thiên tai, chủ động triển khai biện pháp ứng phó phù hợp với tình huống cụ thể.

3. Hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trong ứng phó thiên tai

Các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn người gặp nguy hiểm tại khu vực có thiên tai xảy ra bao gồm:

- Sơ tán người ra khỏi nơi nguy hiểm, ưu tiên đối tượng dễ bị tổn thương;

- Cấp cứu kịp thời người gặp nguy hiểm; tìm kiếm người, phương tiện mất tích;

- Lập các trạm cấp cứu tạm thời hoặc trưng dụng có thời hạn trụ sở cơ quan, trường học, cơ sở y tế tại khu vực có thiên tai để tiếp nhận cấp cứu người bị nạn;

- Huy động người, vật tư, trang thiết bị, thuốc chữa bệnh để tham gia cứu chữa người bị nạn;

- Dựng các lán trại tạm thời cho người dân bị mất nhà ở;

- Cấp phát lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước sạch và nhu yếu phẩm thiết yếu;

- Các biện pháp cần thiết khác phù hợp với đặc điểm thiên tai của địa phương và khu vực.

(Khoản 1 Điều 29 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 (sửa đổi 2020))

 

 

 

/upload/104995/20240521/grab59b7dphong_thien_tai_2_20240510140806907.jpg

Tăng cường truyền thông về công tác phòng, chống thiên tai

Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2024, các tổ chức, cá nhân và người dân hãy chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu để xây dựng xã hội an toàn hơn trước thiên tai. Thực hiện các hoạt động phòng ngừa mưa lũ như cắt tỉa cây xanh có nguy cơ mất an toàn. Chằng chống, gia cố lại nhà ở, khơi thông cống rãnh, mương máng đảm bảo thoát nước. Rà soát lại các hộ dân nằm trong vùng thiên tai nguy hiểm để có kế hoạch di chuyển, sơ tán kịp thời. Bên cạnh đó, các chủ đập, hồ thủy lợi kiểm tra những khu vực xung yếu, có biện pháp xử lý kịp thời, tổ chức quản lý, vận hành đúng quy trình. Các công ty, doanh nghiệp kiểm tra an toàn khu vực khai thác khoáng sản đảm bảo an toàn công trình và khu vực dân cư lân cận, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị sẵn sàng ứng phó với thiên tai trước mùa mưa lũ 2024.

 


Tác giả: Trà Giang
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Giới thiệu chung
Tổ chức bộ máy
Bản đồ
Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá chất lượng cung cấp thông tin như thế nào?
Trang Liên Kết
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 2
Hôm qua : 12
Tháng 09 : 136
Năm 2024 : 7.236
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội