• :
  • :
Chào mừng đến với Cổng thông tin điện tử xã Hòa Xuân Nam ........... Chào mừng kỷ niệm 20 năm ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2021) và tháng hành động Quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình !
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

CÔNG TÁC RÀ SOÁT HỘ NGHÈO, CẬN NGHÈO NĂM 2023

Công tác điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023

Công tác rà soát hộ nghèo hằng năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, qua đó Đảng, chính quyền địa phương nắm bắt được tình trạng hộ nghèo, cận nghèo. Từ đó có chính sách giúp người dân thoát nghèo hiệu quả thông qua các chính sách hỗ trợ. Nhiều chính sách mới dành cho người nghèo và cận nghèo đã và đang đi vào thực tiễn, đem lại động lực lớn cho người dân nỗ lực thoát nghèo. Sự quan tâm này thể hiện tính ưu việt của chế độ, phù hợp với đạo lý của người Việt Nam.

Thông qua việc điều tra, khảo sát xác định được diễn biến về hộ nghèo, cận nghèo để đánh giá một cách khách quan về kết quả thực hiện các mục tiêu giảm nghèo hằng năm. Số liệu thống kê về hộ nghèo cũng là cơ sở quan trọng để các cấp chính quyền xây dựng kế hoạch, đề ra những giải pháp phù hợp để triển khai các chính sách an sinh xã hội, thực hiện các mục tiêu giảm nghèo cho thời gian kế tiếp.

 

Cùng với công cuộc rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2023 trên cả nước, ngày 24/10/2023 UBND xã Hòa Xuân Nam cũng đã ban hành kế hoạch số 136/KH-UBND v/v rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023, theo đó:

- Đối tượng áp dụng là hộ gia đình trên phạm vi toàn xã.

- Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo  gồm 07 bước:

Bước 1: Lập danh sách hộ gia đình cần rà soát.

Bước 2: Tổ chức rà soát, phân loại hộ gia đình.

Bước 3: Tổ chức họp dân để thống nhất kết quả rà soát.

Bước 4: Niêm yết, thông báo công khai tại nhà văn hóa thôn và trụ sở UBND xã.

Bước 5: Báo cáo, xin ý kiến chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã.

Bước 6: Công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo của địa phương.

 Bước 7: Báo cáo kết quả.

- Thời gian thực hiện:

+ Đến ngày 20/10/2023: Hoàn thành tham gia tập huấn rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023.

+ Từ ngày 21/10 - 15/11/2023: Hoàn thành công tác rà soát, Ban chỉ đạo rà soát của xã báo cáo sơ bộ kết quả rà soát cho Ban chỉ đạo rà soát thị xã.

+ Từ ngày 16/11 - 26/11/2023: Tổ chức bình xét tại dân cư, niêm yết công khai danh sách, Chủ tịch UBND xã báo cáo bằng văn bản xin ý kiến thẩm định của Chủ tịch UBND thị xã.

+ Từ ngày 27/11 - 30/11/2023: Ban chỉ đạo thị xã tổng hợp báo cáo sơ bộ cho Ban chỉ đạo cấp tỉnh.

+ Từ ngày 01/12 - 05/12/2023: Ban chỉ đạo rà soát cấp thị xã tổng hợp báo cáo kết quả rà soát chính thức cho BCĐ cấp tỉnh và tham mưu chủ tịch UBND thị xã văn bản trả lời kết quả điều tra, rà soát.

+ Từ ngày 06/12-11/12/2023: Nghiệm thu phiếu rà soát (Ban chỉ đạo rà soát cấp huyện sẽ có thông báo lịch nghiệm thu cụ thể).

Hiện nay việc điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình được thực hiện theo phương pháp tiếp cận đa chiều theo Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025; Thông tư số 07/2021/TT-BLĐTBXH ngày 18/7/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn phương pháp rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định thu nhập của hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình và mẫu biểu báo cáo; Thông tư số 02/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/3/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi một số nội dung của Thông tư số 07/2021/TT-BLĐTBXH. Hướng dẫn số 12/HD-SLĐTBXH Ngày 15/9/2022 quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm và xá định hộ làm nông nghiệp, có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025; kế hoạch số 108/KH-UBND ngày 04/8/2023 của UBND tỉnh Nam Định về việc “Triển khai rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023 theo tiêu chuẩn đa chiều giai đoạn 2022-2025”

Về Tiêu chí đo lường nghèo đa chiều, chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo

Căn cứ vào thu nhập hộ gia đình ở Khu vực nông thôn: 1.500.000 đồng/người/tháng và căn cứ vào Tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản đối với 06 dịch vụ, gồm: việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin.

Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (12 chỉ số), gồm: việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.

Như vậy chuẩn hộ nghèo ở khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên tương ứng có điểm B1 ≤ 140 điểm và điểm B2 ≥ 30 điểm.

Và chuẩn hộ cận nghèo ở Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản tương ứng  Khu vực nông thôn: hộ có điểm B1≤ 140 điểm và điểm B2< 30 điểm.

Và chuẩn hộ có mức sống trung bình ở khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.5.000 đồng đến 2.250.000đ.

 

Như vậy theo hướng dẫn mới của tiếp cận đánh giá hộ nghèo theo phương pháp đa chiều thì không chỉ căn cứ vào riêng thu nhập của hộ gia đình để đánh giá hộ nghèo mà căn cứ vào nhiều chỉ số khác.

Với các loại tài sản trong gia đình như tivi, tủ lạnh, xe máy, ô tô, điều hòa, máy giặt được tính điểm không phân biệt do thành viên trong hộ gia đình mua hay được cho, biếu, tặng, không phân biệt số lượng, giá trị, thời gian sử dụng, tính đến thời điểm điều tra hộ vẫn đang sử dụng hoặc mới bị hỏng chưa kịp sửa và có khả năng sửa chữa. Với các loại tài sản thuê, cho thuê như nhà cửa, máy móc cũng được tính là tài sản của hộ gia đình.

Phương pháp tiếp cận xác định hộ nghèo, cận nghèo theo phương pháp đa chiều là phương pháp được đánh giá hiệu quả cao nhất trong việc xác định hộ nghèo trên nhiều phương diện khác nhau tránh việc xác định nhầm hoặc bỏ sót, phản ánh đúng được tình hình thực tế của hộ nghèo, cận nghèo. 

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ xã  đến thôn chắc chắn việc điều tra, rá soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2023 sẽ đạt được kết quả chính xác, công bằng từ đó có chính sách hỗ trợ thoát nghèo hiệu quả, bền vững cho những gia đình đang nỗ lực thoát nghèo./.

 


Tác giả: Trà Giang
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Giới thiệu chung
Tổ chức bộ máy
Bản đồ
Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá chất lượng cung cấp thông tin như thế nào?
Trang Liên Kết
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 23
Hôm qua : 15
Tháng 10 : 109
Năm 2024 : 7.725
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội